02:57 30-07-2024

Xử Lý Nước Trước Khi Thả Tôm Đúng Cách Cùng Chuyên gia

Để có một vụ nuôi tôm thành công, ngoài chất lượng con giống và kỹ thuật nuôi, công tác xử lý nước trước khi thả tôm cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một khởi đầu tốt từ giống và nước chuẩn sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển thuận lợi của tôm, giúp người nuôi đạt được một vụ nuôi bội thu. Dưới đây là những điều cần làm trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

Tầm quan trọng của việc xử lý nước trước khi thả tôm

Xử lý nước trước khi thả tôm đạt chuẩn giúp loại bỏ các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus, đồng thời cân bằng các thông số môi trường nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tôm giống phát triển, hạn chế nguy cơ nhiệm bệnh và tỷ lệ sống cao. Bằng cách đầu tư thời gian và công sức vào việc xử lý nước trước, Bà con nông gia có thể đặt nền móng vững chắc cho một vụ mùa thành công.

Xử lý ao lắng trước khi thả tôm 

Cần sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao nuôi tôm, diện tích ao lắng thường gấp đôi ao nuôi và sâu hơn 0,5 đến 1m. Đáy ao lắng phải được cày bừa, bón vôi cũng như làm sạch cẩn thận. Nước trước khi bơm vào ao nuôi được xử lý qua ao lắng để loại bỏ tạp chất, sinh vật gây hại,… Trước khi bơm nước, nên lọc qua lưới mịn loại bỏ tạp chất, cải tạo ao lắng trước 20-30 ngày so với ao nuôi.

Xử Lý Nước Trước Khi Thả Tôm Đúng Cách Cùng Chuyên gia

Nước từ nguồn phải được lọc qua lưới để hạn chế tối đa các thành phần như rác cũng như sự xâm nhập của tôm cá tự nhiên, sau đó để lắng từ 10-20 ngày. Quá trình này giúp phân hủy chất hữu cơ thành muối dinh dưỡng cho tảo, giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh. Nếu cần, có thể chạy quạt nước để cung cấp thêm oxy hòa tan, thúc đẩy phân hủy hữu cơ. Nếu không có ao lắng để xử lý nước trước khi thả tôm, có thể dùng ngay ao nuôi để lắng nước.

Diệt tạp trong ao nuôi

Khi chuyển nước từ ao lắng sang ao nuôi, Bà con tiến hành bơm qua túi lọc bằng vải kate để loại bỏ địch hại và sinh vật mang mầm bệnh như cua, tôm, tép. Xác định độ mặn để báo cho Trại Tôm Giống, để đơn vị điều chỉnh độ mặn cho lô giống xuất đến ao. Giữ mực nước ao ở mức 1,3 – 1,4 m để tạo không gian cho tôm hoạt động và ổn định môi trường. Bên cạnh đó nên chạy quạt nước liên tục 3 ngày để trứng cá và giáp xác nở hết, sau đó diệt tạp bằng bột bã trà (saponin), rễ cây thuốc cá (rotenone) hoặc hóa chất theo hướng dẫn.

Saponin mang đến hiệu quả cao nhất khi sử dụng từ 4 – 6 giờ sáng, và tăng liều lượng khi độ mặn dưới 10 ppt hoặc ao có nhiều cá kèo, cá rô, cá lóc. Ngâm saponin trong nước khoảng 12 giờ trước khi sử dụng và chờ 3 ngày sau khi diệt tạp mới tiến hành thả tôm post. Lưu ý khi xử lý nước trước khi thả tôm, ếu thuốc diệt tạp chỉ chứa saponin tự nhiên, cá sẽ chết sau 3 – 4 giờ. Để xử lý ốc đinh hoặc rong đáy, sử dụng sunphat đồng (CuSO4) với nồng độ 2 – 3 ppm.

Xử Lý Nước Trước Khi Thả Tôm Đúng Cách Cùng Chuyên gia

Tiến hành Diệt khuẩn

Hai ngày sau khi diệt tạp, Bà con cần thực hiện diệt khuẩn để loại bỏ mầm bệnh trong nước ao bằng các chất như Chlorine, TCCA, BKC, KMnO4,…. Chlorine được dùng phổ biến với liều 25-30 ppm nếu pH nước <7,5, có thể điều chỉnh theo lượng chất hữu cơ và độ pH. Lưu ý, thuốc tím không bền và Formol có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vùng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính nên dùng BKC liều 0,3 ppm.

Gây màu

Bước quan trọng không kém trong xử lý nước trước khi thả tôm là gây màu nước, bà con có thể có thể bổ sung men vi sinh gây màu và duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm giống. Quá trình này cần được kết hợp với việc sục khí liên tục trong 3-5 ngày để đảm bảo oxy hòa tan và phân tán đều các chất trong nước. Sau khi gây màu nước, cần kiểm tra độ trong của nước ao trước khi thả giống.

Các sai lầm thường gặp cần tránh khi xử lý nước trước khi thả tôm

- Việc không tháo cạn và xử lý đáy ao kỹ có thể dẫn đến tích tụ chất độc hại trong ao nuôi, bỏ qua bước lọc nước có thể đưa các mầm bệnh vào ao nuôi.

- Lạm dụng hóa chất xử lý nước không chỉ gây tốn kém mà hơn nữa còn có thể gây hại cho tôm.

- Không kiểm tra kỹ các chỉ số nước trước khi thả tôm và thả tôm quá sớm khi nước chưa ổn định là những sai lầm cần tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Xử Lý Nước Trước Khi Thả Tôm Đúng Cách Cùng Chuyên gia

Câu hỏi thường gặp khi xử lý nước trước khi thả tôm

  1. Thời gian xử lý nước ao nuôi tôm là bao lâu?
    • Thông thường từ 10-15 ngày, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ao.
  2. Có cần thiết phải sử dụng men vi sinh không?
    • Có, men vi sinh giúp tạo môi trường sinh thái cân bằng và ổn định cho ao nuôi.
  3. Làm thế nào để xử lý nước khi pH quá thấp?
    • Bổ sung vôi CaCO3 với liều lượng 10-15 kg/1000m3 nước.

Và đặc biệt lưu ý trong quá trình xử lý nước trước khi thả tôm, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian xử lý hóa chất đã được khuyến cáo!  Và mỗi ao nuôi có đặc điểm riêng, vì vậy cần linh hoạt điều chỉnh quy trình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của bạn. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia Tôm Giống Số 1 khi gặp khó khăn trong quá trình xử lý nước ao nuôi tôm. Gọi Hotline/Zalo 0938 225529 để được tư vấn 1-1. 

ĐỌC THÊM: 

▶ Đặt Ngay! Tôm giống Chất Lượng - Giá Tốt Nhất Thị Trường

▶ Công Ty Tôm Giống Số 1 – Hơn 23 Năm Khẳng Định Chất Lượng Uy Tín 

-------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN TÔM GIỐNG SỐ 1 - Nhà sản xuất tôm sú giống gia hóa hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 343/68 Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Hotline: 0938 225529

Email: sale@tomgiongso1.vn

Chi nhánh Ninh Thuận: Lô 22-23 Khu Kiểm Định Giống Thủy Sản An Hải, thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Chi nhánh Sóc Trăng: Số 111, Quốc Lộ 1A, Ấp Khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ bài:


0938 225529
Chat Messenger
Chat trên Zalo