5 Dấu Hiệu Giúp Sớm Nhận Biết Bệnh Trên Tôm
31 Oct, 2024
Bước vào vụ nuôi tôm mới, người nuôi cần có sự chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo năng suất và đạt hiệu quả cao. Lưu ý tối ưu hóa tất cả các giai đoạn nuôi tôm, từ thiết kế ao nuôi đến chọn tôm giống và quản lý môi trường, Tôm Giống Số 1 tôi xin chia sẻ những lưu ý thiết yếu giúp bà con nuôi tôm thành công và bền vững trong bài viết này.
Trong vụ nuôi tôm mới, việc chuẩn bị ao đầm nuôi là khâu vô cùng quan trọng để xây dựng môi trường sống thuận lợi cho tôm. Ao nuôi cần bố trí sao cho có ao lắng, chiếm khoảng 20-30% diện tích ao và ao xử lý nước thải chiếm 10% diện tích. Mỗi ao nuôi nên đặt ở vị trí thuận tiện để dễ dàng cấp và thoát nước, cũng như có nguồn điện ổn định và đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển tôm giống và thức ăn. Ao nuôi lý tưởng có diện tích 2.000 - 4.000 m², thiết kế hình chữ nhật để dễ chăm sóc, với chiều dài bằng 1,5 - 2 lần chiều rộng.
Trước khi bước vào vụ mới, ao cần được tháo cạn, phơi khô và xử lý vôi bột (CaO) với liều lượng 10 - 12 kg/100 m² để khử trùng đáy ao. Với các ao có pH thấp, nên tăng lượng vôi bón thêm khoảng 1,3 - 1,5 lần so với mức bình thường. Sau khi xử lý, lấy nước vào ao đến mức 20 - 30 cm, thau rửa nước 2 - 3 lần để đảm bảo sạch khuẩn. Đối với ao trải bạt, cần sử dụng Chlorine ở mức 20 - 30 ppm để khử trùng bề mặt bạt, sau đó phơi nắng 1 - 2 ngày cho bay hết Chlorine trước khi lấy nước vào ao.
Tôm giống đóng vai trò quyết định đến 60% thành công của vụ nuôi tôm mới. Để đạt kết quả tốt, cần chọn tôm giống khỏe mạnh, đồng đều về kích thước và không có hiện tượng phân đàn. Nguồn tôm giống phải đến từ các trại giống uy tín, có chứng nhận kiểm dịch đảm bảo không mang mầm bệnh. Để kiểm tra sức khỏe tôm, có thể áp dụng phương pháp sốc Formol nhằm phát hiện dấu hiệu bệnh tiềm ẩn. Quan trọng là kiểm tra và điều chỉnh độ mặn, pH nước giữa trại giống và ao nuôi để tôm dễ thích nghi và phát triển.
Trong vụ nuôi tôm mới, thức ăn chiếm hơn 50% tổng chi phí, do đó người nuôi cần chọn thức ăn từ các đại lý uy tín, đại diện cho các hãng lớn để đảm bảo chất lượng. Thức ăn cần đáp ứng đủ hàm lượng dinh dưỡng và có kích thước phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm.
Người nuôi nên dự trữ thức ăn trong kho khô ráo, tránh lấy quá nhiều một lúc để hạn chế tình trạng ẩm mốc, hư hỏng gây bệnh cho tôm. Việc sử dụng thức ăn chất lượng và bảo quản đúng cách sẽ giúp tối ưu chi phí và nâng cao hiệu suất vụ nuôi tôm mới.
>> Xem thêm: Quy tắc "4 Định" Trong Phương Pháp Cho Tôm Ăn Hiệu Quả
Sử Dụng Hóa Chất Và Thuốc Xử Lý Môi Trường
Dựa trên quy trình kỹ thuật nuôi tôm, bà con nên lập danh mục các loại thuốc và hóa chất cần dùng trong quá trình cải tạo ao và nuôi tôm. Liên hệ với các đại lý uy tín để mua các chế phẩm sinh học, thuốc và hóa chất có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo. Khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn để áp dụng hợp lý, đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc những hộ nuôi lâu năm giúp người nuôi lựa chọn sản phẩm hiệu quả và phù hợp nhất cho ao nuôi.
Ngoài ra, để kiểm tra chất lượng nước trong ao, bà con nên đầu tư một số thiết bị đo các chỉ số môi trường như ôxy, NH3, NO2, H2S, pH và độ kiềm. Điều này giúp xác định môi trường nước trong ao đang ở mức an toàn, đảm bảo cho sự phát triển của tôm trong vụ nuôi tôm mới.
Quạt khí là công cụ quan trọng cung cấp ôxy hòa tan trong nước và tạo dòng chảy giúp gom chất thải vào giữa ao, từ đó giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước. Quạt còn tạo môi trường ôxy cho vi khuẩn có lợi ở đáy ao, giúp phân hủy chất hữu cơ hiệu quả hơn. Người nuôi có thể lựa chọn giữa dàn quạt cánh nhựa hoặc dàn quạt lông nhím.
Với ao nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao, dàn quạt lông nhím là lựa chọn tối ưu để phân bố ôxy đều đến đáy ao. Để đảm bảo hoạt động không gián đoạn, cần trang bị máy phát điện dự phòng.
Trước khi vụ nuôi tôm mới bắt đầu khoảng 20 ngày, người nuôi cần xử lý ao lắng và xử lý nước trong ao lắng kỹ lưỡng. Cải tạo ao nuôi bằng cách nạo vét bùn đáy và nếu có điều kiện, nên trải
bạt để ngăn ngừa rò rỉ nước. Độ sâu của ao nên duy trì trên 1,5m để ổn định môi trường sống cho tôm. Với ao đất, cần bón vôi theo mức độ pH nền đáy để trung hòa độ axit, tạo môi trường pH ổn định trước khi lấy nước vào ao.
Trong vụ nuôi tôm mới, người nuôi nên chuẩn bị các sổ ghi chép chi tiết về chi phí đầu tư, mua bán và các thông số quan trọng trong suốt quá trình nuôi. Sổ nhật ký nuôi tôm sẽ giúp bà con dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế của từng vụ nuôi và đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho những vụ sau. Điều này không chỉ hỗ trợ việc quản lý tài chính mà còn giúp người nuôi học hỏi và rút kinh nghiệm cho các mùa vụ tương lai.
Như vây, việc chuẩn bị tốt mọi yếu tố, lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các khâu trong vụ nuôi tôm mới sẽ giúp bà con tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả cao nhất. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững kỹ thuật, người nuôi hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một mùa vụ thành công, nâng cao lợi nhuận từ việc nuôi tôm.
ĐỌC THÊM:
▶ Đặt Ngay! Tôm giống Chất Lượng - Giá Tốt Nhất Thị Trường
▶ Công Ty Tôm Giống Số 1 – Hơn 23 Năm Khẳng Định Chất Lượng Uy Tín
-------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CỔ PHẦN TÔM GIỐNG SỐ 1 - Nhà sản xuất tôm sú giống gia hóa hàng đầu Việt Nam
Trụ sở chính: 343/68 Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Hotline: 0938 225529
Email: sale@tomgiongso1.vn
Chi nhánh Ninh Thuận: Lô 22-23 Khu Kiểm Định Giống Thủy Sản An Hải, thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
Chi nhánh Sóc Trăng: Số 111, Quốc Lộ 1A, Ấp Khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng