04:52 20-02-2024

Các Vấn Đề Thường Gặp Ảnh Hưởng Đến Tôm 

Giai đoạn ương tôm Postlarvae quan trọng, cần thiết đối với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh. Do thời tiết, khí hậu, môi trường nước nuôi hiện nay luôn biến động theo mùa vụ, theo vùng miền…

Mặt khác, nuôi tôm với mật độ dày, nên việc ương tôm giống nhằm đảm bảo bầy tôm sau khi ương, tiến hành san, chuyển, sang nuôi tôm lứa, nuôi tôm thịt…Tôm phát triển tốt, khoẻ mạnh, sức đề kháng cao, tôm đều cỡ, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Thời gian ương tôm ngắn, thường sau 18 – 20 ngày ương, từ tôm post 8 - 10, người nuôi tiến hành san, chuyển, tôm giống size 1.500 – 1.000 con/kg (1 - ≥ 1.2 gr/con) đã qua ương, sang nuôi giai đoạn tôm lứa... Tuy nhiên, trong giai đoạn ương, sảy ra rất nhiều vấn đề, sự cố, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, tỷ lệ sống. Những vấn đề thường gặp trong giai đoạn ương thường diễn biến nhanh, gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng xấu đến kết quả ương.  

Các Vấn Đề Thường Gặp Ảnh Hưởng Đến Tôm 

Có thể liệt kê những vấn đề thường gặp ở tôm post, trong giai đoạn ương như: gan tôm mờ, gan chuyển vàng, chuyển nâu, sưng gan, teo gan, gan cao su, chai gan. Gan tuỵ tôm là nơi tiêu hoá thức ăn thông qua cơ chế tiết dịch tiêu hoá, trong dịch tiêu hoá có các enzym phân giải thức ăn như pepsin, trypsin, protease, amylase, phytase…Bên cạnh đó, gan tụy tôm có chức năng hấp thụ và dự trữ các chất dinh dưỡng. Những vấn đề thường gặp trên ở gan do mầm bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…gây ra.

Cơ quan tiêu hoá tiếp theo đó là ruột tôm, đường ruột tôm nằm ngay sau gan tụy và kéo dài xuống đuôi tôm, với chức năng quan trọng là tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Đường ruột tôm giai đoạn ương được cho là khỏe, khi ruột to, đầy thức ăn, giúp tôm lớn nhanh, sức đề kháng cao, khả năng thích nghi và chống chịu tốt đối với những yếu tố bất lợi từ môi trường. Ruột tôm đứt khúc, ruột trống, ruột nhỏ, ruột soắn lò so, ruột trắng đục từng khúc, biểu hiện tôm yếu, tôm giống đang nhiễm bệnh, đường ruột tôm có vi khuẩn, ký sinh trùng hiện diện... Cơ thịt tôm khoẻ thường có màu hồng, trắng hồng.

Tôm ương thường trắng cơ, đục cơ (thiếu khoáng thường vùng độ mặn thấp, đục cơ do vi bào tử). Vỏ tôm khoẻ thường bóng, láng, dày, sạch. Vỏ tôm ương đánh giá yếu khi vỏ mỏng, vỏ tôm thô ráp, sần sùi. Mang tôm yếu thường chuyển vàng, đỏ, dính cáu bẩn, sưng mang. Tôm đứt râu, cụt phụ bộ bơi, chân bò, đuôi tưa rách, sưng phồng là biểu hiện tôm yếu, nhiễm bệnh. Khí độc như NH3, NO2, trong ao ương tăng cao > 0,5 mg/lít, ảnh hưởng trực tiếp đến lột xác, tạo vỏ mới, thời gian cứng vỏ, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống... Nguồn nước nuôi nhiễm phèn, kim loại nặng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm... Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống tôm ương, tôm phân đàn, chậm lớn, tôm dễ nhiễm bệnh, sức đề kháng kém. Hàm lượng khi độc cao, nguồn nước nuôi nhiễm phèn, kim loại nặng hoặc vi khuẩn, vi rus, ký sinh trùng, nấm, tác động xấu đến các cơ quan nội tạng tôm và các cơ quan khác như mang, râu, vỏ, chân bò, chân bơi… 

Nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề trên, trước tiên là công đoạn chuẩn bị nguồn nước ương. Nguồn nước ương, nguồn nước xử lý không triệt để, có các thông số như độ mặn, pH, kim loại nặng, khí độc, độ kiềm ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây độc cho tôm ương. Hàm lượng khoáng chất như Magie, Canxi quá thấp, ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ, tôm khó lột vỏ, khó tạo vỏ mới, lâu cứng vỏ. Thường tỷ lệ Mg và Ca trong nước biển là 3:1, tỷ lệ tối ưu. Giai đoạn ương, tỷ lệ phù hợp Ca 300 – 400 mg/lít và Mg là 1.300 – 1.400 mg/lít. Tuy nhiên, nguồn nước ương tôm hiện nay thường mất cân đối tỷ lệ trên, là nguyên nhân gây khó khăn khi tôm lột vỏ, tạo vỏ mới. Vỏ thường mỏng, thô ráp, sần sùi.

Các Vấn Đề Thường Gặp Ảnh Hưởng Đến Tôm 

Thời tiết, khí hậu, mùa vụ… tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng ương tôm giống. Dao động nhiệt độ là nguyên nhân gây hao hụt tôm ương nhiều, dao động nhiệt độ làm tôm giống ăn ít, bỏ ăn, sức khoẻ suy giảm, tăng trưởng và đề kháng kém. Bà con chủ động điều chỉnh thộng số môi trường, chủ động thay nước, siphon đáy ao, hồ nuôi, dùng thêm Yucca, Zeo, vi sinh. Nền đáy ao, hồ nuôi, nguồn nước mau ô nhiễm. Khí độc như NH3, H2S, NO2…, hình thành, hàm lượng tăng dần theo thời gian ương. Thay nước, siphon đáy ao, hồ ương, hỗ trợ thêm Yucca, Zeo, kết hợp sử dụng vi sinh suốt thời gian ương. Chọn vi sinh các giống Bacillus kết hợp Nitrobacter, Nitrosomonas, Lactobacillus, EM, các men như Amylase, Cellulose, Proteace 

Chất lượng tôm giống là nguyên nhân chủ yếu, gây hao hụt tôm giống trong quá trình ương. Tôm thẻ chân trắng giống thả nuôi hiện nay bà con sử dụng nhiều nguồn khác nhau, từ những trại tôm tên tuổi thương hiệu lớn như CP, Việt Úc, đến giống không thương hiệu, giống không rõ nguồn gốc. Những bầy tôm giống thu từ tôm bố mẹ kém chất lượng như kích thước tôm bố mẹ nhỏ, chất lượng trứng, tinh trùng không tốt, chế độ nuôi vỗ, chăm sóc kém…sẽ cho bầy tôm giống kém chất lượng. Tôm mẹ đẻ nhiều lần, thế hệ tôm giống những bầy sinh sản càng về sau chất lượng tôm giống không tốt, khi nuôi tăng trưởng chậm, tôm dễ mẫn cảm với thay đổi môi trường dù là những thay đổi rất nhỏ. Tôm có sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh, bệnh mau bùng phát, bệnh khó điều trị dứt điểm. Những bầy tôm giống sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong trại giống, những bầy tôm giống sản xuất theo công nghệ cũ… 

Công Ty Tôm Giống Số 1 – Hơn 23 năm khẳng định chất lượng uy tín

Kỹ thuật chăm sóc, quản lý, thông qua quản lý chất lượng nguồn nước, hàm lượng khí độc, quản lý thức ăn cho tôm ăn…ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống. Trong quá trình ương, bà con cần điều chỉnh tỷ lệ cho tôm ăn hàng ngày theo nhu cầu thực tế, theo thời gian ương, theo trọng lượng tôm, theo hàm lượng đạm cụ thể. Đa số các mô hình ương tôm thẻ chân trắng hiện nay, đều sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên. Thức ăn tôm, với nhiều hàm lượng đạm khác nhau, bổ xung nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, rất thuận lợi trong việc chủ động cung cấp dinh dưỡng theo trọng lượng, theo giai đoạn tôm, theo thời gian ương, theo nhu cầu sinh học của tôm nuôi… Tuy nhiên, việc phân bổ kích cỡ viên thức ăn theo trọng lượng tôm, theo thời gian ương, theo giai đoạn phát triển, tình trạng sức khoẻ…không hợp lý, cùng với việc xác định hàm lượng đạm không phù hợp, định lượng thức ăn không hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng tôm. Định lượng thức ăn cho tôm cần dựa trên tỷ lệ sống thực tế bầy tôm, trọng lượng thân tôm thời điểm cân tỷ lệ, tỷ lệ cho ăn theo trọng lượng, theo kích cỡ tôm, làm cơ sở để tính lượng thức ăn. Việc định lượng cũng dựa trên tình trạng sức khoẻ tôm, tình trạng môi trường, thời tiết…điều chỉnh. Không ước lượng, định lượng thiếu cơ sở hoặc định tính, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tôm nuôi, gây ô nhiễm môi trường nước ương tôm.  

Theo tembac.com

-------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CỔ PHẦN TÔM GIỐNG SỐ 1 - Nhà sản xuất tôm sú giống gia hóa hàng đầu Việt Nam

Trụ sở chính: 343/68 Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Hotline: 0938 225529

Email: sale@tomgiongso1.vn

Chi nhánh Ninh Thuận: Lô 22-23 Khu Kiểm Định Giống Thủy Sản An Hải, thôn Hòa Thạnh, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận

Chi nhánh Sóc Trăng: Số 111, Quốc Lộ 1A, Ấp Khu 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Chia sẻ bài:


0938 225529
Chat Messenger
Chat trên Zalo